Kỹ thuật trồng Cây Nắp Ấm và công dụng

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Cách chăm sóc cây nắm ấm hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Video Cách chăm sóc cây nắm ấm

Cây Nắp Ấm còn có tên gọi khác như Cây Nắp Bình, Cây Bắt Mồi, Cây Cỏ Chuồng Heo, Cây Dây Nắp Bình. Cây Nắp Ấm được trồng nhiều ở ban công, trước nhà bởi mang vẻ đẹp lạ và có nhiều công dụng trong cuộc sống của con người. Nếu bạn đang muốn trồng loại cây cảnh này, hãy tham khảo kỹ thuật trồng Cây Nắp Ấm và công dụng của cây trong bài viết dưới đây nhé.

ky-thuat-trong-cay-nap-am-va-cong-dung

  1. Đặc điểm và kỹ thuật của Cây Nắp Ấm

Cây Nắp Ấm là cây thuộc thân thảo, có đặc điểm đó là dai và khỏe với bộ rễ nông. Đầu lá phát triển giống hình nắp ấm có chức năng giữ nước và bắt sâu bọ. Cây Nắp Ấm có nhiều màu khác nhau như nâu, tía, xanh… Vậy trồng Cây Nắp Ấm có khó không.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chăm Sóc Hoa Sống Đời • Sài Gòn Hoa 2022

Đất để trồng Cây Nắp Ấm đó là đất phải sạch và có nhiều dinh dưỡng. Đất nên sử dụng 4 phần cám dừa và một phần cát đã rửa sạch. Đặc điểm của Cây Nắp Ấm đó là thích hợp với đất chua, phèn chứ không thích hợp với đất thịt hay đất pha tro trấu. Vì vậy nếu bạn có ý định trồng Cây Nắp Ấm trong nhà thì nên lưu ý điều này nhé.

Với Cây Nắp Ấm, bạn có thể gieo bằng hạt hoặc trồng bằng ngọn giống. Với hạt giống cây không khó nhưng phải thật kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Trước tiên cần cho đất trồng trộn sẵn đã ẩm ướt và chậu ươm, ém hơi chặt và lưng mặt hay thấp hơn thành chậu một chút. Sau đó rãi đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun xương nhẹ nhàng bằng nước mưa cho ướt hạt để hạt dính vào chất trồng và có thể lấy ẩm từ chất trồng. Khi Cây Nắp Ấm lên bạn nên mang chậu ra nơi mát nắng nhẹ và phơi để cây ra lá mầm. Sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5-6 bình to bằng ngón tay út, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường.

Khi cây nắp ấm phát triển tốt và có độ tuổi nhất định, nếu muốn gây giống bằng ngọn bạn cứ cắt ngọn cây để gây giống. Đoạn thân có thể gây giống là từ ngọn xuống đến chỗ còn lá xanh. Cứ khoảng 4-5cm, tức 2-3 đốt lá bạn cắt rời ra. Bỏ cái lá cuối cùng, các lá còn lại cắt bỏ đi 2/3 lá trồng chung vào 1 chậu cho dễ theo dõi và chăm sóc.

Nhiệt độ để Cây Nắp Ấm đó là chọn những nơi có ánh nắng trực tiếp. Khi cây vẫn còn non nên để ở những nơi có thể che bóng, hạn chế nắng gắt sẽ làm cây dễ bị chết. Khi cây đã trưởng thành, bạn có thể đặt ở ngoài ban công hoặc trồng ngoài sân đều được.

Xem thêm: Kích thích hạt giống nảy mầm nhanh chóng với 3 cách đơn giản

Nếu bạn có ý định trồng Cây Nắp Ấm trong chậu, bạn nên sử dụng những loại chậu có đường kính nhỏ. Bởi khi chậu nhỏ, đường kính cây lớn thì phần cuống ấm và ấm sẽ thò ra ngoài trông rất đẹp. Với chậu như vậy, bạn có thể đặt ở ban công hoặc ngoài sân trước cổng đều đẹp nhé.

Độ ẩm thích hợp cho Cây Nắp Ấm sống được ở độ ẩm thấp, tuy nhiên nếu muốn lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao cho cây. Để tạo bình cần độ ẩm lý tưởng là 70%.

Lượng nước tưới cho Cây Nắp Ấm không nên tưới quá nhiều. Nước mưa thích hợp để tưới cho Cây Nắp Ấm hơn. Nếu bạn dùng nước máy thì nên để lắng 2 – 3 ngày rồi mới tưới. Nếu cây bị thừa nước sẽ dê bị úng và chết.

Lượng phân bón dùng cho Cây Nắp Ấm không nên quá nhiều vì đặc điểm của cây này đó là có khả năng sống trong đất nghèo dinh dưỡng. Việc chăm sóc tốt nhất cho cây người trồng cần thu hút thêm côn trùng để cây tự bắt mà không phải mớm mồi.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng ớt chỉ thiên năng suất cao, lợi nhuận khủng

ky-thuat-trong-cay-nap-am-va-cong-dung

  1. Công dụng của Cây Nắp Ấm

Cây Nắp Ấm có hình dáng ngộ nghĩnh và lạ mắt nên được nhiều gia đình ưa chuộng và dùng để trang trí trong nhà. Ở ban công, lối đi hay sân thượng có những chiếc bình treo lơ lững giống như một chiếc ấm trông rất đẹp mắt phải không.

Ngoài ra khi trồng Cây Nắp Ấm còn được trồng trong vườn để bắt sâu bọ, kiến, côn trùng, ruồi, muỗi góp phần giảm bớt sâu bệnh cho cây. Đây cũng là một trong những bài thuốc quý có khả năng chữa các bệnh như phòng chống gan nhiễm mỡ, chữa sỏi thận, chữa tiêu chảy, chữa các bệnh về đường tiết niệu, đau loét hành tá tràng và dạ dày. Tuy nhiên phương thuốc thế nào và sử dụng ra sao, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa, không nên dùng tùy tiện sẽ gây hại cho sức khỏe.

Để có một chậu Cây Nắp Ấm ưng ý, bạn nên nắm được những kỹ thuật cơ bản khi trồng cây. Thực hiện tốt các bước trên, bạn sẽ có một chậu Cây Nắp Ấm đặt ở ban công, làm đẹp cho không gian của gia đình mình nhé.

Related Posts

8 cách chăm sóc cây cảnh trong nhà để cây luôn đẹp và tươi tốt

8 cách chăm sóc cây cảnh trong nhà để cây luôn đẹp và tươi tốt

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cách chăm sóc cây xanh trong nhà hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước

Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước

Dưới đây là danh sách cách trồng cây cam đường hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt

Duới đây là các thông tin và kiến thức về hướng dẫn cách trồng cây cà rốt hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Cách trồng cây me – tán đẹp mê ly – quả sai “chĩu” cành

Cách trồng cây me – tán đẹp mê ly – quả sai “chĩu” cành

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách trồng cây me cổ thụ hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Lan Càng Cua cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Lan Càng Cua cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách trồng cây hoa càng cua hay nhất được tổng hợp bởi ChoiThuySinh

Tại sao cột điện trước cửa nhà bị coi là phong thủy xấu. Hóa giải

Tại sao cột điện trước cửa nhà bị coi là phong thủy xấu. Hóa giải

Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về cách khắc phục hố cây trồng gần cột điện hay nhất và đầy đủ nhất