Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Cách trồng cây lan chi hay nhất và đầy đủ nhất
Cây cỏ lan chi là giống cây thân thảo, thường xanh, mọc thành bụi nhỏ, cây phát triển nhanh, giúp thanh lọc không khí rất tốt. cây có ý nghĩa phong thủy rất lớn đối với mỗi người, cây hợp mệnh thủy, để có thể nắm rõ hơn về cách trồng và cách chăm sóc cây lan chi bạn nên tham khảo bài viết sau đây.
1.cây cỏ lan chi là cây gì ?
cây cỏ lan chi là cây thân bụi, có tên khoa học là : Chlorophytum comosum là loài thực vậy họ Asphodelaceae (họ Tỏi rừng), cây phát triển rất nhanh, cây có nguồn gốc từ các nước châu phi và vùng nhiệt đới.
cây cỏ lan chi còn có nhiều tên gọi khác nhau như cây : thảo lan chi, cây lan bạch chỉ, cây mạng nhện, cây xuất hiện ở khắp nơi với các nước như : ấn độ, úc, trung quốc, thái lan, và ở Việt Nam.
Cây cỏ lan chi có tốc độ phát triển rất nhanh, với vẻ ngoài yếu đối, mỏng manh, cây lại có sức sống khá mãnh liệt, cây có thẻ chịu được nắng nóng và gió lạnh, ngoài ra chúng ta cũng có thể trồng cây ở nơi thiếu nắng
2.Đặc điểm cây cỏ lan chi
Cây cỏ lan chi là giống cây thân thảo, màu xanh mọc thành từng bụi nhỏ, cây có chiều cao trung bình từ 40-50cm, cây có bộ rễ chùm và khá ngắn.
Cây có màu trắng ngà, xốp và dễ dàng tách bụi ra khỏi thân, lá của cây có hình kiếm thon dài, nhọn về phần ngọn , lá uốn cong và thon dài, lá có màu xanh xen kẽ với vân sọc mép màu trắng ngà.
Chiều dài của lá thường dài từ 15-30cm, chiều rộng của lá khoảng 2,5cm. Bộ lá của cây thường mọc sát từ thân lên và không có uốn cong. Hoa cây cỏ lan chi có kích thước khá nhỏ, thường mọc thành cụm ở chính giữa lá, hoa có hình ngôi sao nhỏ màu trắng, mỗi bông thường có 5 cánh đan xen nhau, ở giữ phần nhụy vàng
Xem thêm: Cách trồng cây trong chậu chỉ với 5 bước đơn giản
Cây cỏ lan chi là cây có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, cây ưa bóng râm và rất dễ bị khô héo vì vậy mà chung ta thường xuyên tưới nước giúp cây phát triển ổn định hơn và đồng thời chậu đất nên có lỗ thoát nước, giúp cho lượng nước thừa có thể thoát ra ngoài.
3.Ý nghĩa của cây lan chi
Cây lan chi đại diện cho sức sống dẻo dai, ý chí kiên cường, cùng với sự thanh cao, không chịu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào và không truy cầu danh lợi.
Cây vườn lên mạnh mẽ trong bất cứ khó khăn nào, khi trồng cây cỏ lan chi trong nhà, bạn sẽ luôn có tinh thần vươn lên vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Trong phong thủy khi trồng cây lan chi sẽ luôn là lá bùa hộ mệnh giúp gia chủ chống lại ma quỷ, tà ma, điều không may mắn trong cuộc sống, đem đến nhiều niềm vui, may mắn hơn, hạnh phúc xung quanh ta.
4.cây lan chi hợp mệnh gì
cây cỏ lan chi hợp mệnh thủy là cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt cũng như cân bằng môi trường sống xung quanh ta, cây mang đến nhiều may mắn hơn, giúp cho chúng ta trở nên minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp xúc nhiều với cây, cây mang đến luồng sinh khí mới cho ngôi nhà.
Cây lan chi rất hợp với người tuổi mùi, với tuổi mùi thì bạn nên lựa chọn cây lan chi sẽ mang đến cho chúng ta có cuộc sống tốt hơn và đầy niềm vui trong cuộc sống.
5.cây lan chi có tác dụng gì
cây lan chi có rất nhiều tác dụng rất tốt đối với môi trường sống xung quanh ta, cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong lá của cây lan chi có chứa chất chlorophyll là chất có khả năng hút các tia điện tử có hầu hết từ các thiết bị xung quanh chúng ta như các thiết bị điện tử.
theo nghiên cứu của NASA thi cây có khả năng thanh lọc không khí xung quanh chúng ta rất tốt, cây giúp tăng thêm 20% trí nhớ và 10% hiệu quả làm việc, vì vậy mà cây thường được đặt ở vị trí bàn làm việc văn phòng hoặc vị trí có nhiều người đi lại
Xem thêm: Cây trúc mây: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà
thêm thông tin về cây lan chi, bên trong cây còn có chứa các chất có thể hấp thụ tốt các chất độc hại gây ung thư, và còn có tác dụng làm thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng tán, viêm rất tốt, ta có thể sử dụng thân cây giã nát và đắp ngoài vết thương, có tác dụng làm lành vết thương rất tốt cho cơ thể.
Cây Lan Chi hợp với mọi không gian như ban công, cửa sổ, phòng khách, phòng làm việc. Cây thường được trồng trong chậu gốm sứ nhỏ, hoa văn họa tiết đẹp mắt và dùng để trang trí ngôi nhà, nơi dễ nhìn thấy. ngoài trồng trong đất, Cây Lan Chi còn được trồng thủy sinh.
6.10 điều lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lan chi
Để có thể trồng và chăm sóc được cây cỏ lan chi, ta cần nắm vững được các điều kiện tư nhiên của cây, giúp cho cây ổn định và phát triển tốt hơn.
6.1.Nhân giống cây cỏ lan chi
Cây cỏ lan chi thường được nhân giống bằng phương pháp tác gốc, cây thường được trồng vào đầu mùa xuân hoặc thời tiết mát mẻ, với cách nhân giống bằng tách gốc thì từ 1 cây mẹ ta có thể nhân giống được rất nhiều cây con.
Lựa chọn cây mẹ khỏe mạnh và đang phát triển, ta lựa chọn cây lan đã có bộ rễ khỏe mạnh thì ta mới nên tách, còn cây con nào chưa có bộ rẽ thì ta không nên tách.
Sau khi tách ta đưa ngay cây vào trong chậu ươm với đất đã trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng có sẳn, ta trồng cây vào trong chậu và để nơi thoáng mát và phun nước ẩm, giúp cây phát triển ổn định hơn.
6.2.Đất trồng cây
Ta nên bổ sung thêm đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đất mùn, đất phù sa, đất có nhiều chất dinh dưỡng, sẽ giúp cho cây phát triển ổn đinh và nhanh phát triển bộ lá, giúp cho cây nhanh lớn hơn.
6.3.Cách trồng cây
Xem thêm: Cách chăm sóc cây cảnh văn phòng đúng, tạo không gian xanh
Để cho cây sớm ổn định và nhanh chóng phát triển ta nên trồng cây sớm vào trong chậu. khi chuẩn bị chậu ta đổ ¾ đất vào chậu và đặt cây vào trong chậu rồi đỏ hết phần đất còn lại vào chậu rồi nén chặt đất và tưới nước đủ ẩm , giúp cho cây sớm phát triển bộ rễ khỏe mạnh hơn.
6.4.Chăm sóc khi có nhiệt độ phù hợp
Cây cỏ lan chi là cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 17-35 độ C, khi nhiệt độ quá cao thì cây sẽ kém phát triển, vì vậy mà chúng ta nên để cây ở nhũng vị trí phù hợp với sự phát triển của cây hơn.
6.5.Ánh sáng phát triển
Cây cỏ lan chi là giống cây ưa bóng râm và dễ bị cháy lá dưới ánh sáng mặt trời vì vậy mà trong quá trình lựa chọn vị trí đặt cây nên chú ý tới điều này.
6.6.Nước tưới cây
Ta cần đảm bảo lượng nước tưới vừa đủ để giúp cho cây phát triển tốt hơn, nếu thời tiết quá nắng nóng ta nên tưới ít nhất 1 ngày/ lần giúp cho cây ổn định và phát triển
6.7.Bón phân cho cây phát triển
Cây lan chi không cần quá nhiều phân bón như loài cây cảnh khác, tuy nhiên bạn cũng nên thường xuyên bón phân giúp cho cây ổn định và phát triển bộ lá tốt hơn, ta có thể bón khoảng 1 tháng/ lần với các loại phân chuồng hoai mục và NPK giúp cho cây phát triển tốt hơn.
6.8.Cắt tỉa thường xuyên cho cây
Để cho cây luôn đẹp ta có thể thường xuyên cắt tỉa lá khô, cành mọc kém phát triển, lá già và bị sâu bệnh, ta cắt tỉa thường xuyên sẽ giúp cho cây trở nên đẹp hơn
6.9.Phòng trừ sâu bệnh than cỏ
Có thể nói bệnh này là bệnh phổ biến , nguyên nhân chủ yếu là do cây thiếu chất dinh dưỡng, độ ẩm cho cây, bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng và các thứ cần thiết khác, giúp cho cây ra bộ lá nhanh hơn và phát triển tốt hơn.
9.10.Bệnh héo rũ, mốc trắng trên cây lan chi
Bệnh này thường chủ yếu là do nhiệt độ, ánh sáng , phân bón gây nên vì vậy mà chúng ta cần chú ý tới lượng nước tưới cũng như cách chăm sóc sao cho cây phát triển phù hợp, để hạn chế các loại nấm mốc gây ra