Cách chăm sóc cây kim ngân – Phương Trung Green

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Cách trồng chăm sóc cây kim ngân hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Video Cách trồng chăm sóc cây kim ngân

Ai cũng biết trồng cây Kim ngân sẽ mang đến sự may mắn và thành công trong công việc cho gia chủ, chính vì thế mà hiện nay, cây Kim ngân đang rất được ưa chuộng để trang trí văn phòng và khuôn viên nhà. Đặc biệt, để phát huy được tính phong thủy tốt nhất, bạn phải luôn giữ cho cây khỏe mạnh, tươi tốt.

Vậy làm cách nào để có thể có cách chăm sóc cây kim ngân luôn tươi tốt và đẹp mắt, hãy cùng Phương Trung Green tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Hướng dẫn cách tưới nước đúng cách cho cây Kim ngân:

Đối với loại Kim ngân để bàn, việc tưới nước chỉ thực hiện từ 8 – 12 ngày/lần, chúng ta sẽ tưới nhiều và đều nước trên bề mặt chậu, sau đó để cây ra nơi gần ban công hoặc cửa sổ có ánh sáng nhẹ để giúp cây phát triển.

Bón phân loại gì và bao lâu thì nên bón?

Phân đầu trâu là loại phân bón tốt nhất cho cây Kim ngân, bạn chỉ cần 10 – 15 viên hòa tan vào nước, hãy thực hiện việc tưới phân này từ 1,5 – 2 tháng nhé.

Cách trồng cây Kim Ngân:

– Chọn chậu trồng cây: nên chọn loại chậu tốt vì chúng ta sẽ sử dụng chúng lâu dài, chọn loại chậu vừa phải với kích thước cây, có lỗ bên dưới để cây thoát nước.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Khay Nhựa Trồng Rau Hiệu Quả Nhất

– Chọn giống cây: phải chọn loại cây giống to, khỏe, không bị sâu bệnh hại, và có độ cao vừa phải thì càng tốt.

– Đất trồng cây: mỗi người đều có cách trồng cây Kim ngân khác nhau, bạn có thể tham khảo cách sau: trộn hỗn hợp tro trấu + trấu sống, xơ dừa với tỷ lệ lần lượt 60% , 15% và 25% cùng với 100g – 200g phân lân để có nguồn phân dự trữ.

Rắc vôi quanh chậu rồi đổ đất trồng vào ⅔ chậu. Thông thường, người ta sẽ bỏ 1 ít sỏi ở bên dưới để giúp cây thoát nước, giúp rễ cây được thông thoáng hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây kim ngân:

– Ánh sáng: Thời tiết ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Hồ Chí Minh rất thích hợp để trồng cây kim ngân, bởi đây là loài cây ưa nắng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải lưu ý rằng, không nên để cây ở ngoài nắng gắt sẽ dễ dẫn đến hiện tượng lá bị chát và xoăn lại.

Để cây có thể phát triển ổn định và sống lâu hơn, thì mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần nên đưa cây ra ngoài ánh nắng từ 7 – 9h, bởi lúc này ánh nắng rất nhẹ, không gay gắt cho sự quang hợp của cây.

– Nhiệt độ: thường thì cây sẽ sống được trong khoảng nhiệt độ 5 – 40 độ C, nhưng để cây có thể phát triển tốt nhất, chúng ta nên duy trì cây ở nhiệt độ từ 18 – 26 độ C.

– Lượng nước: cây Kim ngân không phải là cây ưa nước, nên hãy tưới một lượng vừa đủ cho cây thôi. Mỗi tuần chỉ nên tưới 1 lần vừa đủ ẩm đất. Vào những ngày khô nóng hoặc trong môi trường điều hòa, chỉ nên tưới mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần.

– Bón phân: định kỳ hàng năm nên bón thêm chất dinh dưỡng cho cây, nếu không cây sẽ xuất hiện tình trạng lá bị vàng, đất cạn kiệt dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc cây phát tài

Nên dùng phân NPK hòa tan với nước rồi tưới vào gốc cây khoảng 1 tháng 1 lần là tốt cho cây.

– Phòng trừ sâu bệnh: cây ít bị sâu bệnh nhưng thỉnh thoảng cũng bị rầy và rếp tấn công, nên bạn hãy dùng thuốc Diazan, Krrate để xịt cho cây.

Cách khắc phục tình trạng khô héo của cây Kim ngân:

– Không nên để ánh nắng mặt trời chiếu xạ trực tiếp vào cây, tránh để cho sức nóng của ánh nắng ảnh hướng đến cây, có thể làm cây chết do mất nước.

– Chọn nơi chăm sóc cây Kim ngân ở nơi mát mẻ, không khí trong lành và tránh gió mạnh.

– Trong thời gian đầu không nên tác động tới đất trồng cây, bởi nếu động thổ cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hệ rễ của cây. Thời gian này chỉ nên cắt bỏ những lá vàng úa, khô héo và tưới nước đầy đủ cho cây, đồng thời bổ sung đạm mỗi tuần 1 lần.

– Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đất, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.

Duy trì số lượng cây Kim ngân trong một chậu:

Với cây Kim ngân, số lượng cây khác nhau sẽ mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau đấy. Hãy để ý chỉ nên trồng cây với số lượng 1,3,5 cây nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc hoa lan tại nhà | Quang Cảnh Xanh

+ 1 cây người ta gọi là “trụ thiên”, cây sẽ mang ý nghĩa chọc trời, khuấy nước, kiên cường, bất khuất.

+ 3 cây có nghĩa là tam tài, tam giáo, tượng trưng cho thiên địa nhân. Theo một số quan niệm phong thủy khác thì số 3 tượng trưng cho Phúc, Lộc, Thọ

+ 5 cây sẽ được xem là Ngũ phúc, tượng trưng cho Phúc Lộc Thọ An Khang.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc cây Kim ngân.

Mọi thông tin về hướng dẫn cách chăm sóc cây kim ngân luôn tươi tốt, xin vui lòng liên hệ:

PHƯƠNG TRUNG GREEN

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, HCM

Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759

Email: [email protected]

Related Posts

8 cách chăm sóc cây cảnh trong nhà để cây luôn đẹp và tươi tốt

8 cách chăm sóc cây cảnh trong nhà để cây luôn đẹp và tươi tốt

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cách chăm sóc cây xanh trong nhà hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước

Cách chăm sóc cam canh đường nhiều quả, quả đẹp, mọng nước

Dưới đây là danh sách cách trồng cây cam đường hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt

Quy trình kỹ thuật trồng cà rốt

Duới đây là các thông tin và kiến thức về hướng dẫn cách trồng cây cà rốt hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Cách trồng cây me – tán đẹp mê ly – quả sai “chĩu” cành

Cách trồng cây me – tán đẹp mê ly – quả sai “chĩu” cành

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách trồng cây me cổ thụ hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Lan Càng Cua cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Lan Càng Cua cách trồng và chăm sóc ra hoa đẹp

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cách trồng cây hoa càng cua hay nhất được tổng hợp bởi ChoiThuySinh

Tại sao cột điện trước cửa nhà bị coi là phong thủy xấu. Hóa giải

Tại sao cột điện trước cửa nhà bị coi là phong thủy xấu. Hóa giải

Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về cách khắc phục hố cây trồng gần cột điện hay nhất và đầy đủ nhất