Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Cá bị bệnh đường ruột hay nhất được tổng hợp bởi ChoiThuySinh
Để nuôi được đàn cá trắm cỏ không bị bệnh đường ruột và đem lại hiệu quả kinh tế, bà con cần phải nắm rõ được căn bệnh này để biết cách phòng trị bệnh cho cá tốt nhất.
1. Bệnh lý nhận biết như sau
– Triệu trứng bên ngoài bà con có thể quan sát được là đàn cá ăn ít hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước, vẩy bong ra, da màu tối xẫm, cá mất nhớt, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài, xuất huyết trên thân, quanh miệng hay ở các gốc vây, các đốm đỏ ăn sâu vào cơ, cá có mùi tanh đặc trưng.
Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở cá tài phát
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh này là do nguyên nhân có vi khuẩn Aeromonas di động gây nên bệnh đường ruột và phổ biến nhất là cá trắm cỏ trên 1 tuổi dễ bị bệnh nhất.
Đặc biệt vào mùa xuân thu ở miền Bắc và mùa mưa ở miền Nam là bệnh đường ruột sẽ xuất hiện ở cá trắm cỏ, và sẽ phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ao nuôi bị ô nhiễm, nhiệt độ không ổn định và đặc biệt là lượng thức ăn cho cá kém chất lượng hoặc hay thay đổi thức ăn.
3. Phòng và trị bệnh
Phòng bệnh hơn trị bệnh nên bà con cần tuân theo đúng quy trình chăn nuôi phòng bệnh hiệu quả như sau khi nuôi cá trắm cỏ.
Xem thêm: Đau mắt cá chân: Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo – Hello Bacsi
– Quản lý thức ăn thật tốt, không để thừa thức ăn trong ao sẽ rất dễ dẫn đến ô nhiễm hữu cơ trong ao nuôi nên chỉ cho ăn mức độ, đúng lương thức ăn trong từng giai đoạn phát triển của cá.
– Trong khẩu phần thức ăn của cá, bà con nên sử dụng Vitamin C trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 gr/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 3 ngày để giúp tăng sức đề kháng cho cá chống lại dịch bệnh.
Trong quá trình nuôi thì việc kiểm tra ao nuôi đẻ phát hiện dịch bệnh là rất quan trọng. Bà con ngoài bón vôi để duy trì pH thích hợp từ 6 – 8, không để pH quá cao hay quá thấp thì bà con cũng nên định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học trong đó có chế phẩm Em gốc để phòng bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường nước. Chế phẩm này còn có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cho môi trường nước, nâng cao sức đề kháng cho cá, tăng khả năng hấp thu thức ăn cho đàn cá trắm cỏ để bà con an tâm nuôi thả cá.
4. Trị bệnh khi cá mắc bệnh
Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết cá Koi đang bị bệnh
Khi cá bị bệnh cần thực hiện đồng thời các biện pháp sau:
Thứ nhất: Hạn chế cho cá ăn trong thời kỳ bị bệnh, có thể giảm 50 – 70% khẩu phần ăn/ngày đặc biệt là những ngày nắng nóng.
Thứ hai: Sử dụng các hợp chất sát khuẩn có nguồn gốc hữu cơ, không độc hại với môi trường. Các hợp chất này sẽ tiêu diệt triệt để các nguồn gây bệnh cho cá như Nấm, vi khuẩn và virus.
Để việc nuôi thủy sản hạn chế được các dịch bệnh, bà con nên tham khảo sử dụng thêm chế phẩm EM gốc hỗ trợ xử lý môi trường ao nuôi, phân hủy lượng bùn hữu cơ và phòng các dịch bệnh ở tôm cá một cách tốt nhất.