Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Nuôi tép cảnh trong thùng xốp hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh
Kỹ thuật nuôi tép cảnh có khó không? Điều đó là thắc mắc của nhiều bạn khi mới bắt đầu chơi bộ môn nuôi tép cảnh, chính vì thế ở bài này mình xin chia sẻ về kỹ thuật nuôi tép cảnh tốt nhất, tiết kiệm nhất, tép cảnh sống khỏe nhất …
Kỹ thuật nuôi tép cảnh, lựa chọn tép giống, bể nuôi tép và phụ kiện cho tép:
Lựa chọn tép giống như thế nào?
Tép cảnh có rất nhiều loại(tép ong, tép màu, tép sula, …. ), nhưng hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn về loại tép màu. Dòng tép màu cực kỳ khỏe, giá thành rẻ, lại rất dễ nuôi, dễ sinh sản.
Để lựa chọn tép giống tốt: Nếu bạn biết một vài chủ trại nuôi tép thì điều việc lựa chọn con giống tốt rất là dễ dàng. Mình thường hay ra các cửa hàng thủy sinh để mua tép, giá có hơi chát hơn 1 tý nhưng vẫn chấp nhận được. Còn cách khác là mình mua lại của những người chơi. Việc này có hơi cực hơn nhưng được cái lợi là giá thành rẻ. Vì sao mình lại nói cực hơn, bởi vì tép màu khi nuôi lâu thường xảy ra hiện tượng thoái hóa giống dẫn đến việc tép con màu sắc xấu hơn thế hệ tép đầu. Khi mua tép từ người chơi, bạn cần phải lọc tép con ra và bổ sung tép mới vào để cải thiện giống loài.

Kích thước bể nuôi tép bao nhiêu là hợp lý?
Xem thêm: Có thể cho tép cảnh ăn những loại lá cây nào? – Chăm vật nuôi
Bể nuôi tép cũng là vấn đề khá quan trọng. Một chiếc bể kích thước 30x20x20 là đủ để nuôi tép. Tuy nhiên, bạn phải tính đến vấn đề lâu dài. Tép sinh sản rất nhanh nên bể nhỏ cũng là một vấn đề hạn chế sự phát triển của tép. Đơn giản là sống trong một môi trường rộng rãi thoáng mát sẽ phát triển nhanh hơn đúng không ạ.

Nuôi tép cảnh có cần dùng đèn không?
Nếu bạn nuôi tép cảnh trong nhà thì tất nhiên phải dùng đèn để cung cấp một môi trường giống như môi trường tự nhiên mà chúng sinh sống. Đèn cho tép không cần phải quá cầu kỳ giống như đèn cho các loài cây thủy sinh. Tùy vào kích thước bể mà bạn chọn đèn cho hợp lý.

Lựa chọn lọc cho bể nuôi tép cảnh:
Với kích thước hồ nhỏ như 30x20x20 thì bạn có thể xài một cái lọc thác là đủ. Hoặc với kích thước hồ lớn hơn thì các bạn có thể sử dụng lọc tràn, lọc thùng, … Tuy nhiên, khi sử dụng những loại lọc này thì các bạn nên nhớ bọc đầu IN lại để tránh tép con chui vào. Một loại lọc thông dụng hay dùng để nuôi tép cảnh đó là lọc BIO. Tùy vào kích thước bể mà các bạn có thể dùng BIO QS 100A hay 200A đều được. Kèm với vật liệu lọc Matrix là bạn đã có một bộ lọc tốt cho bể tép của bạn rồi. À, xài lọc BIO phải có kèm máy bơm nhé.

Nên sử dụng loại phân nền nào để nuôi tép cảnh:
Đối với tép màu khá dễ nuôi nên việc lựa chọn phân nền cũng dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn có điều kiện thì sử dụng các loại phân nền cao cấp cũng là một lựa chon ưu tiên.

Xem thêm: Tép Hở Cổ Và Các Vấn Đề Liên Quan
Bạn có thể tham khảo bài viết: Phân nền nuôi tép tốt nhất
Lựa chọn thức ăn:
Tép cảnh là loài ăn tạp do đó bạn có thể lựa chọn các loại rau củ quả luộc lên để nguội và cho chúng ăn (lá dâu, hạt vỏ đậu nành, cá rốt, bí đỏ…). Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung thêm thức ăn công nghiệp, cung cấp thêm lượng đạm cho tép phát triển tốt hơn.

Nguồn nước sử dụng để nuôi tép:
Nuôi tép cảnh phải sử dụng nguồn nước sạch. Mức TDS của tép màu là từ 50 – 200, tuy nhiên mức này chưa có con số kiểm định cụ thể. Mình thấy có nhiều người nuôi mức TDS lên tới hơn 400 nhưng tép vẫn sống và đẻ ầm ầm. Với mình, các bạn cứ nuôi rồi theo dõi chất lượng nguồn nước là được.
Nhiệt độ:
Xem thêm: Cách Nuôi Tép Màu | Khó Mà Dễ
Tất cả các dòng tép cảnh đều rất ưa nhiệt độ mát lạnh, tuy nhiên đối với dòng tép màu chúng có thể sống và sinh sản tốt ở nhiệt độ 16 tới 29 khá thoải mái cho người nuôi.
Kỹ thuật nuôi tép cảnh ngoài trời với thùng xốp
Nuôi tép cảnh ngoài trời với thùng xốp khá dễ dàng, bạn chỉ cần đổ phân nền, châm nước, châm vi sinh và khoáng. Rồi quan sát hàng ngày là có thể thu về được kết quả tốt. Khả quan hơn nuôi tép bằng hồ kính :D.
Bể tép cảnh của mình cũng trải qua kha khá lần sóng gió, rút ra nhiều bài học đút kết được. Thì nay hiện tại số lượng tép đã hơn trăm con. Nếu tính hết chi phí với cả 50 con giống thì hết tầm 1 triệu.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể tự xây dựng cho mình được một chiếc bể tép phát triển tốt. Nếu các bạn cần tư vấn gì, hãy để lại comment, mình sẽ trả lời.