Tép cảnh bạc triệu thu hút người chơi

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tép cảnh 100 triệu hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Tép cảnh đã xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ trước. Người chơi khi đó chỉ đếm trên đầu ngón tay vì nguồn cung rất hiếm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây thú chơi này phát triển khá mạnh

Thú chơi bạc triệu

Ban đầu, người chơi chỉ chú ý đến việc nuôi những chú tép có nhiều màu sắc rực rỡ cho bể thủy sinh thêm phần long lanh. Nhưng sau đó mới nhận ra tép cảnh còn có công dụng hữu ích là ăn rêu hại trong bể. Chính vì thế mà nhu cầu mua bán, trao đổi tép cảnh tăng nhanh chóng. Các cửa hàng, diễn đàn mạng dành cho những người muốn trao đổi, giao lưu về nuôi dưỡng, chăm sóc tép cảnh dần xuất hiện.

Xem thêm: Top những loài tép cảnh thủy sinh đắt nhất hiện nay – yeutieucanh |

Anh Quang Lâm, một người chơi tép ở quận Gò Vấp, TP HCM, cho biết: “Lúc đầu chơi bể thủy sinh mình chỉ nuôi cá thôi nhưng từ khi biết đến tép cảnh đã chuyển sang chơi hẳn. Tép cảnh rất mới lạ, giống như thế giới loài người thu nhỏ, đa màu sắc. Sau những giờ lao động căng thẳng được say sưa ngắm nhìn những chú tép bơi lượn rất thú vị”.

Trong nhà anh Lâm có ba bể thủy sinh nuôi ba loài tép riêng biệt. Đầu tiên là tép đỏ, tép đen và tép Huế. Giá mỗi loại thường dao động từ 50.000 – 200.000 đồng/con. Đặc biệt có nhiều loại giá lên tới hàng ngàn USD.

Theo một chủ cửa hàng bán tép cảnh trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (quận 3, TP HCM), trên thị trường tép cảnh rất đa dạng về chủng loại, có thể phân ra tép nội và tép ngoại. Để tiết kiệm mà vẫn thỏa mãn đam mê, người mới chơi thường chọn giống phổ biến là tép Anh Đào (Red Cherry) với giá bán chỉ 30.000 – 50.000 đồng/cặp. Đắt hơn là tép vàng, tép đen giá trên 100.000 đồng/con.

Mấy năm gần đây, các loại tép ngoại đắt tiền xuất hiện ở Việt Nam ngày càng nhiều. Giá loại này có thể đạt từ vài chục USD đến vài ngàn USD/con. Ví dụ loại tép cọp (Caridina Tiger), tép ong đỏ (Crytal Red Shrimp), tép White Pearl… dao động trong khoảng vài chục USD. Đắt hơn là loại tép Sulawesi (nguồn gốc từ Indonesia) giá từ vài trăm đến vài ngàn USD/con.

Xem thêm: Bán con tép tý hon hơn 50 triệu: Anh kỹ sư Sài Gòn kiếm đậm

Anh Hương, chủ một cửa hàng buôn bán tép ở quận Bình Thạnh, cho biết thêm: “Ở ngoài Bắc người ta thường chơi tép nội vì quen sống ở môi trường ở Việt Nam, sức đề kháng cao. Còn ở trong Nam, dân chơi thường tìm mua thêm tép ngoại để chứng tỏ”.

Do thân hình nhỏ bé, màu sắc gần giống nhau nên người chơi rất khó phân biệt các loại tép cảnh. Người bán dựa vào điểm này để nâng giá cao bất thường. Ví như tép Red Crytal có thể bị nhầm với Red Cherry vì màu đỏ của chúng rất giống nhau nhưng giá thì chênh nhau đến hằng trăm lần.

Kỳ công chăm sóc

Bỏ tiền trăm, thậm chí tiền triệu để chơi tép cảnh chỉ là bước đầu tiên của thú chơi này, bởi đã có rất nhiều người phải ngậm ngùi nhìn đàn tép cảnh chết nổi trắng bụng trong hồ chỉ sau một đêm.

Xem thêm: Cửa hàng cá cảnh tại Phú Nhuận HCM uy tín, khỏe đẹp, giá bán tốt

Theo những người kinh doanh tép cảnh, loài sinh vật này có tuổi thọ thấp, dễ sinh bệnh và lây lan bệnh rất nhanh. Do đó, người nuôi phải am hiểu và tốn công chăm sóc rất nhiều so với chơi cá cảnh. “Muốn tép không chết cần phải có kinh nghiệm, học hỏi bạn bè hoặc trên các diễn đàn mạng về kiến thức môi trường nước, cách khống chế nhiệt độ ánh sáng. Tiếp đến là các loại thức ăn, bổ sung canxi giúp tép hình thành lớp vỏ…” – anh Tiến Long, một người chơi tép lâu năm chia sẻ.

Anh Long đã bỏ ra gần 20 triệu đồng để đầu tư toàn bộ cho chiếc bể thủy sinh nuôi 90 con tép cherry đỏ. Hồi mới tập tành chơi anh đã “hy sinh” gần 100 con tép ong đỏ vì chưa biết điều chỉnh nhiệt độ, độ PH. Sau một thời gian bỏ công học hỏi từ những người có kinh nghiệm nên giờ tép không chết nữa.

Theo anh Long, thức ăn chế biến sẵn cho tép có nhiều loại và khá đắt. Một lọ thức ăn của Nhật chỉ 25g có giá tới 200 ngàn đồng, loại của Thái Lan nhỏ bằng bao diêm có giá 8 USD/hộp, loại Đài Loan cũng có giá tương tự. Nhiều người chơi còn cầu kỳ tìm lá bàng khô, nhúng qua nước sôi (để diệt mầm bệnh) rồi cho vào bể tép. Lá bàng khô vừa là thức ăn dự trữ cho tép vừa giúp ổn định độ PH trong bể.

Nếu như người nuôi cá cảnh có lý do về mặt phong thủy tốt cho gia đình, làm ăn, buôn bán… thì hầu người nuôi tép cảnh thủy sinh đơn giản chỉ vì… thích.

Related Posts

Phân nền nuôi tép tốt nhất – Tép Cảnh Việt Nam

Phân nền nuôi tép tốt nhất – Tép Cảnh Việt Nam

Duới đây là các thông tin và kiến thức về phân nền cho tép cảnh hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Nguyên nhân tép chết – lưu ý cho người mới chơi (phần 1)

Nguyên nhân tép chết – lưu ý cho người mới chơi (phần 1)

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp bệnh tép cảnh hay nhất được tổng hợp bởi ChoiThuySinh

Kỹ thuật nuôi tép cảnh tiết kiệm nhất cho người mới chơi

Kỹ thuật nuôi tép cảnh tiết kiệm nhất cho người mới chơi

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về nuôi tép cảnh trong thùng xốp hay nhất và đầy đủ nhất

Cửa hàng cá cảnh tại Thuận An (Bình Dương) uy tín, đẹp, giá bán tốt

Cửa hàng cá cảnh tại Thuận An (Bình Dương) uy tín, đẹp, giá bán tốt

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về mua tép cảnh ở bình dương hay nhất và đầy đủ nhất

Tép Không Sinh Sản, Nguyên Nhân Do Đâu?

Tép Không Sinh Sản, Nguyên Nhân Do Đâu?

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp tép cảnh sinh sản hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Nuôi Tép Ong – Hướng Dẫn Chi Tiết Chế Độ Ăn Và Cách Chăm Sóc

Nuôi Tép Ong – Hướng Dẫn Chi Tiết Chế Độ Ăn Và Cách Chăm Sóc

Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về nuôi tép cảnh sinh sản hay nhất và đầy đủ nhất