Cây kim ngân thủy sinh: Cách trồng và chăm sóc cho người mới

Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cách trồng cây kim ngân thủy sinh hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Video Cách trồng cây kim ngân thủy sinh

Cây Kim Ngân Thủy sinh là loại cây phong thủy thân dẻo dai nên rất dễ uốn và tạo dáng đẹp. Đó là lý do vì sao nhiều người chọn phương pháp trồng cây thủy sinh hơn là truyền thống. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân Thủy Sinh. Cùng theo dõi nhé!

  • Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân mang lại may mắn, tài lộc
  • Giải đáp thắc mắc: Cây Kim Ngân có độc không?
Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân thủy sinh

Đặc điểm cây Kim Ngân thủy sinh

  • Tên thường gặp: Cây kim ngân thủy sinh, thủy canh
  • Tên gọi khác: Cây tiền, cây thắt bím
  • Tên khoa học: Pachira aquatica
  • Họ: Họ trôm
  • Nguồn gốc xuất xứ: Trung Mỹ, Nam Mỹ, Mexico
  • Thân: Bền chắc và dẻo dai
  • Tán: Tán hẹp
  • Lá: Có đường kính gần bằng bàn tay, có màu xanh quanh năm không thay đổi
  • Rễ: Dài và bám chắc
  • Tốc độ sinh trưởng: Có sức sống mãnh liệt, là cây không ưa sáng, chỉ cần tưới đủ nước là cây sẽ phát triển xanh tưới
  • Mục đích sử dụng: Làm cảnh, phù hợp bày trong khuôn viên gia đình, phòng khách, bàn làm việc, khách sạn, quán cà phê

Ý nghĩa phong thủy của cây Kim Ngân thủy sinh

Ngay từ cái tên, hẳn bạn cũng đã đoán ra ý nghĩa của loài cây này đem đến cho gia chủ. Đúng vậy, cây Kim Ngân tượng trưng cho sự tiền tài, tài lộc và may mắn. Trong phong thủy, người ta quan niệm rằng, nếu trồng cây Kim Ngân trong nhà sẽ giúp xua đuổi điềm xấu, thu hút sinh khí, mang đến sự thuận lợi trong đời sống cũng như công việc cho gia chủ.

Cây Kim Ngân mang đến sự may mắn, tài lộc cho gia chủ

Theo đặc điểm hình thái của cây, thông thường Kim Ngân thủy sinh sẽ có 5 lá tỏa ra các hướng. Tựa như 5 ngón tay xòe rộng tượng trưng cho 5 cung mệnh trong ngũ hành: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Dựa trên yếu tố này, cây Kim Ngân phù hợp với tất cả các mệnh trong ngũ hành. Đó là lý do vì sao ngày càng có nhiều người ưa chuộng loại cây này đến vậy!

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân thủy sinh

Trồng cây Kim Ngân đã dễ, trồng cây Kim Ngân thủy sinh còn dễ hơn gấp nhiều lần. Bạn sẽ không cần chuẩn bị sỏi hay đất, cát mà chỉ nước dinh dưỡng là đủ để cây phát triển rồi.

Với chăm sóc cây, vì được trồng nước nước nên bạn sẽ không còn lo việc tưới nước cho cây thường xuyên nữa. Chỉ cần chăm chỉ đưa cây ra ngoài trời tắm nắng 10 ngày/1 lần là cây sẽ xanh tươi quanh năm. Cụ thể cách trồng và chăm sóc cây kim ngân thủy sinh như sau:

Cách trồng cây kim ngân thủy sinh

Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị để có thể trồng được một chậu Kim Ngân thủy sinh xinh xắn đó chính: Chậu thủy tinh, nước dinh dưỡng, giá đỡ và tất nhiên không thể thiếu “nhân vật chính” của chúng ta là cây kim ngân thủy sinh.

  • Đầu tiên, bạn cho nước dinh dưỡng vào chậu thủy tinh (Bạn có thể mua nước dinh dưỡng ở các cửa hàng bán cây cảnh). Chú ý lượng nước cần phải ngập xấp xỉ phần rễ của cây
  • Cho cây kim ngân vào giá đỡ, cố định lại bằng dây nhựa
  • Tiếp đó đặt giá đỡ vào chậu trồng rồi cố định lại
Cách trồng và chăm sóc cây Kim Ngân cực đơn giản và dễ dàng

Lưu ý: Khi trồng cây kim ngân thủy canh, bạn cần lưu ý tới các yếu tố sau:

  • Nhiệt độ lý tưởng: Kim Ngân có thể sinh trưởng ở nhiệt độ từ 4 – 40 độ C. Nhưng lý tưởng nhất là từ 18 – 30 độ C
  • Về ánh sáng: Cây không ưa sáng, vì vậy có thể sống trong bóng râm hoặc trong phòng. Tuy nhiên, mỗi tháng bạn nên để cây ngoài trời tắm nắng từ 2-3 lần để lá cây không bị vàng úa nhé!

Cách chăm sóc cây kim ngân thủy sinh

Chăm sóc cây kim ngân thủy sinh để trang trí phòng khách rất đơn giản, ngay cả với người không có kinh nghiệm vẫn có thể thực hiện được.

  • Lượng nước: Cây Kim ngân trồng theo phương pháp thủy sinh không cần tưới, nhưng bạn cần thay nước thường xuyên cho cây, khoảng 10 ngày/lần. Nếu dùng nước lọc để trồng cây, trước khi cho vào chậu trồng, bạn nên phơi nước ngoài trời 1-2 ngày để bay hết các hóa chất trong nước nhé!
  • Phòng trừ bệnh cho cây: Khi cây xuất hiện lá héo, úa vàng, bạn nên ngắt bỏ ngay để phòng trường hợp chúng lây lan sang những cành khách

Nói chung, cách chăm sóc cây kim ngân thủy canh không có gì quá phức tạp. Bạn chỉ cần lưu ý những điểm trên là có thể sở hữu ngay cho mình một chậu thủy sinh đẹp mắt, giúp không gian thêm xinh tươi rồi. Để tăng thêm tính thẩm mỹ cho chậu thủy sinh, bạn có thể thả vào đó một chút sỏi trắng. Sự phản chiếu của những viên sỏi qua lớp thủy tinh sẽ tạo ra hiệu ứng vô cùng sinh động đó!

Trên đây là giới thiệu cây kim ngân thủy sinh cũng như cách trồng và chăm sóc. Mong rằng chia sẻ của bài viết sẽ trang bị cho bạn nhiều kiến thức trồng cây thủy sinh bổ ích.

Related Posts

Cây thường xuân cùng cách chăm sóc cách trồng cùng tác dụng khác

Cây thường xuân cùng cách chăm sóc cách trồng cùng tác dụng khác

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về cây thường xuân thủy sinh hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Kinh nghiệm mua, top 5 đèn thủy sinh đáng mua – Cá cảnh AS

Kinh nghiệm mua, top 5 đèn thủy sinh đáng mua – Cá cảnh AS

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về đèn led trồng cây thủy sinh hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

5 điều quyết định để có bể cá rồng đẹp

5 điều quyết định để có bể cá rồng đẹp

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp cây thủy sinh trong bể cá rồng hay nhất được tổng hợp bởi ChoiThuySinh

Cách trồng lan ý thủy sinh và chăm sóc ra hoa

Cách trồng lan ý thủy sinh và chăm sóc ra hoa

Dưới đây là danh sách cây lan ý trồng thủy sinh hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh

Để màu sắc của cây thủy sinh trở nên hấp dẫn – BOUaqua.com

Để màu sắc của cây thủy sinh trở nên hấp dẫn – BOUaqua.com

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cây thủy sinh mau xanh hay nhất và đầy đủ nhất

Cây lưỡi mác cây thủy sinh mang ý nghĩa phong thủy cao

Cây lưỡi mác cây thủy sinh mang ý nghĩa phong thủy cao

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cây lưỡi mác thủy sinh hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh