Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cây thủy sinh bị nấm hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh
Bệnh đốm trắng, rất thường gặp ở cá cảnh trong bể thủy sinh và rất hay bị nhầm với bệnh nấm. Để đảm bảo cho đàn cá của mình luôn khỏe mạnh và có hướng điều trị đúng đắn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về căn bệnh này. Tài liệu sưu tầm, bouaqua xin phép biên tập lại đôi chút cho các bạn tiện theo dõi.

Bệnh này vẫn thường được người chơi truyền tai nhau là bệnh nấm và cách chữa trị là cho muối vào bể hoặc xanh methylen, tuy nhiên sự thực thì đây không phải bệnh nấm. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho người chơi một số kiến thức cơ bản về bệnh này.
Dạo qua một vài group chơi cá cảnh sẽ nhận thấy bệnh này tỷ lệ gặp ở những người nuôi cá kết hợp thuỷ sinh cao hơn những người nuôi cá đơn thuần. Lý do tại sao có sự khác nhau như vậy? Lọc thì gần tương đương nhau, nấm tồn tại trong môi trường nước thì đâu cũng như vậy chứ sao lại có sự khác biệt này?
Lý do vì tác nhân gây bệnh này không phải nấm mà là do ký sinh trùng, nói chính xác hơn tác nhân gây bệnh là do trùng quả dưa. Người nuôi cá kết hợp thuỷ sinh đã vô tình tạo ra môi trường lý tưởng, loài này ưa thích nhiệt độ mát (một số loài thực vật như dương xỉ, liễu đỏ hay rêu cũng cần nhiệt độ mát). Và trong vòng đời trùng quả dưa cũng có giai đoạn không sống ký sinh trên da cá mà bám vào thực vật, như vậy môi trường bể thuỷ sinh là quá phù hợp cho bệnh này.
Đốm trắng có phải là con ký sinh trùng (hay trong bài này ta hiểu đó là trùng quả dưa)?
Câu trả lời là không, đốm trắng không phải ký sinh trùng mà ký sinh trùng nằm ẩn sâu bên trong đốm trắng. Ký sinh trùng tấn công vào da cá, cơ chế phòng vệ của cơ thể sẽ tăng sinh phần xung quanh nơi ký sinh trùng xâm nhập và tạo thành các nang bao bọc và giữ ký sinh trùng lại. Các nang này chính là các đốm trắng, cái lợi của việc này là làm giảm tốc độ xâm nhập của ký sinh trùng còn cái hại là vô tình ký sinh trùng đựơc bảo vệ trong các nang khỏi các tác nhân bên ngoài. Vì vậy việc dùng muối cho vào bể hầu như là ít tác dụng trong trường hợp này.
Để điều trị cần làm 2 việc là nâng nhiệt độ và dùng thuốc sát trùng. Mục đích việc nâng nhiệt lên trên 30°C là để ký sinh trùng rời khỏi cơ thể cá vào môi trường nước, khi đó dùng thuốc sát trùng hay muối mới có tác dụng. Cá nhân mình vẫn không đánh giá cao việc sử dụng muối. Cũng có người nói không cần nâng nhiệt vẫn có thể trị được bằng muối. Nhưng có lẽ sẽ phải điều trị dài dài và không bao giờ dứt điểm được.
Nguồn: https://www.facebook.com/…