Qua bài viết này ChoiThuySinh xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cây thủy sinh xử lý nước thải hot nhất được tổng hợp bởi Chơi Thuỷ Sinh
Thủy sinh là một trong những loài thực vật có khả năng sinh trưởng trong môi trường nước, có thể gây nên một số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tận dụng những ưu điểm của chúng như việc làm thức ăn cho người hay gia súc, xử lý nước thải bằng cây thủy sinh để làm phân compost, … một cách hiệu quả và mang lại được nhiều lợi nhuận.
Vai trò của việc xử lý nước thải bằng cây thủy sinh
Hiện nay phương pháp xử lý nước thải bằng cây thủy sinh đang được áp dụng và vận hành nơi. Với mục đích chính là làm ổn định và loại bỏ các chất trong nước thải, ngăn chặn việc sinh trưởng và lây lan của các vi khuẩn, thu hồi dinh dưỡng vào sinh khối, các loại cây thủy sinh ngày càng được trồng nhiều tại những khu vực có nước thải đổ vào.
Nhiệm vụ chính của cây thủy sinh là tạo được môi trường bám dính của vi sinh vật để vi sinh vật xử lý các chất trong nước thải.

Tuy là hiệu quả xử lý có hơi chậm nhưng phương pháp này rất ổn định và tiết kiệm chi phí đối với các loại nước thải có nồng độ COD, BOD thấp, không có độc tố.
Sử dụng thực vật xử lý nước trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng lượng, do vậy phương pháp này rất phù hợp cho những vùng hạn chế năng lượng.
Chi phí xử lý nước thải bằng cây thủy sinh thường không cao, không đòi hỏi công nghệ phức tạp và không cần người giám sát có chuyên môn quá cao. Ngoài ra, sinh khối tạo ra sau khi quá trình xử lý nước thải bằng cây thủy sinh còn được sử dụng làm thực phẩm cho người và gia súc, phân bón.
Một số loài thủy sinh thực vật thường được dùng để xử lý nước thải
- Sậy: Các sinh vật, vi sinh vật sống bám vào rễ cây sậy có thể phân hủy chất hữu cơ và hấp thu các kim loại nặng trong nước. Bên cạnh đó, rễ cây sậy còn làm tăng lượng oxy trong bể cát, ngăn cản hiện tượng xói mòn đất.
- Bèo tây: Các dạng bèo tây phổ biến là lục bình, lộc bình, bèo Nhật Bản. Chúng là cây thủy sinh thân tảo, chủ yếu sống trôi nổi theo dòng nước, có khả năng sinh sản rất nhanh. Bèo tây có khả năng hấp thu các kim loại nặng như chì, thủy ngân trong nước thải. Tuy nhiên, cần phải kiểm soát mức độ phát triển của bèo tây nếu không muốn quá trình xử lý nước thải bị phản tác dụng.
- Thủy trúc: Là loại cây có khả năng phát triển mạnh, cứng cáp trong nước. Nó có khả năng lọc, làm giảm các chất hữu cơ có trong chất thải. Ngoài ra, thủy trúc còn được trưng dụng để làm cảnh, trang trí nhà cửa, sân vườn, hồ nước,..
- Cỏ nến: Là loại cây mọc thành quần xã dày đặc, thường thấy ở ven hồ hay đầm lầy. Cỏ nến có tác dụng lọc nước, làm giảm các chất hữu cơ, giảm nguy cơ phú dưỡng. Ngoài ra, nó còn có công dụng chống xói mòn đất rất tốt.
- Ngoài ra, còn có những phương pháp xử lý nước thải bằng cây thủy sinh sử dụng cây rau mác, cỏ đuôi ngựa, cây lưỡi mác và các dòng cây thủy sinh có nguồn gốc từ nước ngoài.

Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh có thật sự hữu ích?
Trên thực tế, hiệu quả xử lý nước thải bằng cây thủy sinh mang lại chỉ là một phần nhỏ so với cái mà chúng ta cần. Hơn nữa, việc tăng trưởng một cách liên tục của các loại cây thủy sinh cũng là tác nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm trầm trọng hơn. Vì thế, điều cần làm là trang bị một công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và triệt để nhất.
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ MET là sự lựa chọn hoàn hảo trong việc loại bỏ những hạn chế của các hệ thống xử lý nước thải bằng cây thủy sinh.
Đến với MET, bạn sẽ cảm nhận được một công nghệ xử lý nước thải phù hợp – an toàn – đạt tiêu chuẩn – tiết kiệm.
Sử dụng công nghệ MET, bạn không phải lo lắng về mặt chi phí phát sinh cho điện năng, hóa chất hoặc các chất vi sinh khác.
Hầu hết các khách hàng của chúng tôi là người làm kinh doanh, và họ cần nhất là một hệ thống xử lý nước thải đáp ứng được hiệu quả triệt để và lợi ích kinh tế. Các doanh nghiệp hàng đầu đều lựa chọn MET đã nói lên được những gì mà MET đem lại. Còn bạn thì sao?